Du học Nhật Bản tự túc có phải là xuất khẩu lao động?

Như trong bài viết trước mình có chia sẻ, tỷ lệ du học sinh du học Nhật Bản trốn học để làm thêm ngày càng gia tăng, mà chủ yếu những du học sinh bỏ trốn để làm thêm đều đi theo hệ du học tự túc. Thành thử, khi nói về du học Nhật Bản tự túc nhiều người sẽ tặc lưỡi cho rằng: "À, hóa ra nó đi xuất khẩu lao động ... Nếu ai vẫn còn suy nghĩ như vậy thì thật là sai lầm!


I - DU HỌC NHẬT BẢN TỰ TÚC VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HOÀN TOÀN KHÁC NHAU

Du học Nhật Bản thường được chia làm 2 loại: du học tự túc và du học do nhận được học bổng. Trong đó có đến hơn 80% du học sinh Việt Nam đi du học Nhật theo dạng du học tự túc. Từ năm 2011 đến nay, thay vì du học tự túc khái niệm du học vừa học vừa làm dần trở nên phổ biến và thay thế hoàn toàn cho khái niệm cũ. Cũng từ đó những quan điểm lệch lạc giữa HỌC và LÀM bắt đầu bùng nổ.

Xuất khẩu lao động là hình thức mua - bán hàng hóa là sức lao động nội địa cho người sử dụng nước ngoài dựa trên ràng buộc hợp đồng. Và khi đi theo diện xuất khẩu lao động, người lao động sẽ phải làm việc đầy đủ theo thời gian đã cam kết với bên sử dụng lao động và bên sử dụng lao động sẽ thanh toán tiền lương, bảo hiểm, ... cho người lao động. Đây là một dạng hình thức làm việc fulltime + tăng ca (nếu có).

Còn du học Nhật Bản vừa học vừa làm, thời gian chính của các bạn vẫn là học trên trường, thời gian rảnh rỗi các bạn có thể đi làm thêm (theo quy định của Chính phủ Nhật Bản). Việc làm thêm của các bạn sẽ được thực hiện dưới sự quản lý của nhà trường và Cục quản lý xuất nhập cảnh. Theo quy định, thời gian làm thêm của du học sinh quốc tế ngày trong tuần không được vượt quá 4h/ngày, và không vượt quá 28h/tuần.

II - NHỮNG HỆ LỤY TỪ SỰ SAI LẦM TRONG QUAN NIỆM

Chính vì quan niệm sai lệch giữa DU HỌC TỰ TÚC và XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG mà nhiều người lợi dụng đó để sang Nhật dưới dạng du học tự túc nhưng thực chất là sang để làm việc kiếm thu nhập. Cũng từ đó mà tỷ lệ du học sinh Việt Nam bỏ trốn để làm thêm ngày một tăng lên. Hậu quả là:

- Chính phủ Nhật sẽ đóng cửa 50% số trường Nhật ngữ trong năm 2018 để giảm thiểu tình trạng các cơ sở không chứng minh được khả năng quản lý và đào tạo dẫn đến tình trạng học sinh bỏ trốn nhiều. Do đó số lượng du học sinh Việt được du học Nhật Bản cũng theo đó mà sẽ giảm đi.

- Sự mạnh tay của Chính Phủ Nhật trong việc giảm tình trạng du học sinh bỏ trốn cũng là nguyên do khiến tỷ lệ trượt COE/Visa du học Nhật Bản tăng lên do phía Cục quản lý xuất nhập cảnh phê duyệt hồ sơ du học nghiêm ngặt hơn.

- Khả năng gia hạn Visa du học (trong trường hợp DHS không thể tốt nghiệp trong thời gian quy định) , chuyển đổi sang Visa lao động thấp do Cục nâng cao điều kiện xét tuyển.

Nhận xét